Trang chủ
 
Giới thiệu
 
Tin tức
 
Thư cảm ơn
 
Danh sách tài trợ
 
Liên hệ
English
Công tác - Hoạt động
»  Các dự án
»  Các hoạt động
»  Công tác từ thiện
»  Địa chỉ cần giúp đỡ
Thông tin - Tư vấn
»  Tư vấn du lịch
»  Tư vấn pháp luật
»  Văn bản pháp quy
»  Tủ thuốc từ thiện
»  Mẹo vặt trong đời sống
»  Trang viết của bạn đọc
»  Trang tin tức sự kiện
»  Sản phẩm mới
»  Những con số biết nói
»  NHẮN TÌM ĐỒNG ĐỘI
»  Rao vặt từ thiện
»  Những chuyện cảm động về tình đồng loại
»  Đặc sản quê hương
»  Tin vui
»  Thông tin về các nhà tài trợ
»  Tin cần biết
Gương sáng
»  Gương sáng người khuyết tật
»  Gương sáng cộng đồng
Góc thư giãn
»  Thơ chọn lọc
»  Truyện chọn lọc
»  Siêu thị cười
»  Câu chuyện bốn phương
»  Đố vui
»  Chuyện lạ của VIỆT NAM
»  Giải đáp câu đố
»  Chuyện lạ đó đây
Thư viện ảnh
»  Tư liệu các cháu
»  Tư liệu Cơ sở - Chi hội
»  Họp mặt Hội viên
»  Hội thảo - Hội nghị
»  Hoạt động cộng đồng
»  Các Mạnh thường quân
»  Lãnh đạo chính quyền
»  Ảnh du lịch
»  ẢNH LẠ
»  Ảnh lạ trong và ngoài nước
Ảnh du lịch ngoài nước
»  Cảnh đẹp
»  Ảnh mùa xuân
Tìm kiếm
Chọn giá : VND
-
Quà tặng khuyến mại
Tình trạng sản phẩm
Thống kê truy cập
49.827.671 lượt truy cập
182 đang trực tuyến
Nắm Gà ,nói chuyện Gà






NĂM GÀ NÓI CHUYỆN GÀ

Con gà đã từ lâu quen thuộc với người Việt Nam. Gà là vật nuôi để góp phần cải thiện cuộc sống của nhà nông . Nhờ có Gà mà nhà nông có được đồng vô đồng ra giúp việc chi tiêu cho gia đình những lúc khó khăn cần được tháo gỡ. Gà góp phần đắc lực trong các bữa tiệc tùng, liên hoan, giỗ chạp thêm sôm tụ.Thịt gà hình như không thể thiếu trong ngày trọng đại như cưới hỏi, cúng bái, gặp gở người thân. Ăn thịt gà vừa ngon, vừa bổ, lại không bị hại với người có cholesterol cao.

Ở Việt Nam, gà được nuôi từ rất lâu, nơi nào cũng nuôi gà và nuôi rất dẽ. Gà không kén thức ăn, chủ yếu là ngũ cốc như thóc gạo, bắp đậu, chúng cũng tự đào bới tìm kiếm thức ăn như giun dế, cào cào…gà lớn nhanh và đẻ nhiều trứng . Có nhiều loại gà được nuôi dưỡng ớ nước ta song phổ biến là các loại gà sau đây:

1-Gà 9 Cựa

Là loại gà từng xuất hiện trong truyền thuyết Sơn Tinh – Thủy Tinh, là một trong những lễ vật thách cưới của Công chúa Mỵ Nương. Gà Chin Cựa, ai cũng nghĩ không có trong thực tế, ít ai biết rằng, đây là một giống gà đặc sản có thật, được nuôi tại nhiều thôn bản thuộc xã Xuân Sơn, huyện Tân Sơn của vùng đất tổ Phú Thọ.

Giống gà này có kích cỡ nhỏ, thường không quá 1,5kg, mào đỏ tươi như máu, đuôi cong vút tựa cầu vồng và rất mảnh. Chúng có đặc điểm chân to, chắc và mọc đều 3, 4 cựa mỗi bên. Mỗi cựa dài, ngắn khác nhau, mọc nối theo hàng. Đặc biệt, cựa trên cùng hoàn toàn chỉ là sừng, cong vút như lưỡi câu liêm hay nanh lợn độc.

Gà có đầy đủ chín cựa thì hiếm vô cùng. Từ xưa đến nay, số gà có đủ chín cựa chỉ đếm được trên đầu ngón tay và nhà nào sở hữu gà chín cựa thì chả khác nào có được con gà bằng vàng ròng. Với con gà đủ chín cựa, gia chủ có thể phát giá thoải mái, đại gia nào có thú sưu tầm của lạ, sẽ sẵn sàng mua với bất kỳ giá nào.

Thịt gà 9 cựa có mùi vị rất đặc biệt mà khó diễn tả bằng lời. Thịt thường được đặt trên mẹt tre hấp cách thủy, ăn cùng bánh dầy như một món ăn đặc trưng của miền đất Tổ.

2-Gà Đông Cảo (hay Đông Tảo)

Là loại gà quý hiếm của Việt Nam, do dân làng Đông Tảo (huyện Khoái Châu, Hưng Yên) tuyển chọn, thuần dưỡng từ lâu đời. Tương truyền đây là của ngon vật lạ cúng tiến Vua Chúa thời xưa. Vua Chúa thời nào cũng vậy, toàn được thưởng thức các của ngon, vật hiếm.

Gà Đông Cảo trưởng thành, thường nặng từ 5-7 kg/con, đầu hình gộc tre, thân giống con cóc, cánh như hai con trai úp, đuôi như nơm úp cá, mào mâm xôi, da đỏ chót, cơ bắp cuồn cuộn, đặc biệt là có chân to sần sùi như chân voi.

Giống gà này đòi hỏi kỳ công chăm sóc và khó nuôi. Gà càng già càng quý, thịt ăn thường có mùi vị thơm ngon đặc trưng không lẫn với bất kỳ loại gà nào. Một con gà Đông Cảo to thường được chế biến 7- 10 món như luộc, nấu đông, xáo măng, quay chảo, nướng lá chanh…

Nhưng có lẽ, thơm ngon nhất, độc đáo nhất là món ngon từ cặp chân voi mà người sành ăn ví von là món "vảy rồng hầm thuốc bắc”: Lớp vảy dày khi hầm vẫn giữ được độ sần sật, không bị mềm nhũn. Khi hầm thuốc bắc, đầu bếp thường ninh luôn hai hòn "ngọc kê” của chú gà trống để nước hầm được thơm ngọt.

3-Gà Hồ

Thôn Lạc Thổ thuộc thị trấn Hồ của tỉnh Bắc Ninh là nơi bảo tồn một loại gà khổng lồ quý hiếm, đó là gà Hồ, giống gà nổi tiếng được dùng để tiến Vua một thời. Là một giống gà có thể trọng to lớn, gà Hồ có thể nặng tới 10kg/con khi trưởng thành.

Các điểm đặc trưng khác của gà Hồ là có ức đỏ tươi trụi lông, phao câu rất ngắn và chĩa thẳng lên trời , thay vì mọc ngang như các giống gà khác.

Người thôn Lạc Thổ coi gà Hồ là một báu vật nên không kinh doanh giống gà này. Họ nuôi gà Hồ như nuôi linh vật trong nhà và đem làm quà trong những dịp hiếu hỷ hay lễ, Tết. Tuy vậy, gà Hồ đã được nhân nuôi tại một số cơ sở ngoài thôn, dù nhiều người cho rằng chất lượng không thể bằng gà Hồ trên đất Lạc Thổ.

Dù to lớn nhưng thịt gà Hồ không nhạt nhẽo giống như gà công nghiệp mà ngược lại có mùi thơm kỳ lạ và vị ngọt dịu khó quên, vừa mềm, vừa dai, ăn mãi không chán.

4-Gà Mía

Gà Mía có ở vùng đất cổ Đường Lâm (Hà Nội).Gà Mía là giống gà được dùng làm lễ vật dâng thần thánh, cung tiến Vua Chúa ngày xưa, và sau này là nét văn hóa ẩm thực độc đáo của địa phương.

Giống gà này có đầu nhỏ, mình vuông; lúc còn nhỏ, da có màu đỏ au như trái gấc chín nhưng khi nuôi đạt trọng lượng khoảng 2 kg trở lên, da chuyển sang màu vàng. Gà trống trưởng thành nặng từ 5 - 6 kg, gà mái nặng từ 2,7 - 3,2 kg.

Khi trưởng thành ở má ngoài chân gà trống có một vệt màu đỏ từ trên xuống đến ngón chân trông giống như sợi chỉ.

Thịt gà Mía thơm ngon, được nhiều người tiêu dùng ưa chuộng. Nếu lần đầu tiên được thưởng thức gà Mía, sẽ khó ai có thể quên được vị ngọt, đậm đà dai thịt chứ không mềm, nhũn như gà công nghiệp và cũng không dai quá như gà ta, mà dai mềm, thơm thịt, chỉ ăn một lần là nhớ mãi.

5- Gà Tò

Từ xa xưa, gà Tò từng được biết đến như một loại gà "tiến vua" nổi tiếng của vùng quê Quỳnh Phụ (Thái Bình). Trải qua hai cuộc chiến tranh, giống gà quý hiếm này đã gần như bị tuyệt chủng. Trong vài năm năm trở lại đây, nhờ những nỗ lực của Viện Chăn nuôi Quốc gia mà giống gà này đã được nhân giống trở lại.

Đặc điểm ngoại hình gà Tò có thân hình chắc, khoẻ, chân cao. Gà mái trưởng thành có lông màu đỏ pha lẫn màu vàng đen, nặng 2,2 - 3kg/con. Gà trống trưởng thành cao to, lông màu đỏ tía, chân cao, nặng 4 - 5kg.

Đặc trưng của gà Tò thuần chủng là có lông suốt từ khuỷu chân xuống, gọi là "lông quần". Phía sau gối gà trống có thêm một chòm lông như đuôi quạ, gọi là "lông gối". Không có lông chân thì không phải là gà Tò.

Vì gà Tò có thịt ngon và rất quý hiếm nên chúng luôn được các nhà hàng sang trọng ở các thành phố lớn hoặc các khách hàng khá giả săn tìm mua hoặc đặt hàng định kỳ. Ngoài ra nhiều người cũng săn lùng chúng để nuôi làm cảnh hoặc gà chọi.

6-Gà Tây, còn có tên gà Lôi (tên khoa học Meleagris Gallopavo), có nguồn gốc từ gà Tây rừng sống ở Bắc Mỹ và Mêxicô. Trước đây, người Đà Lạt rất xa lạ với loại gà to lớn, trông khác thường, có nguồn gốc hoang dã; nhưng hiện nay, loại gia cầm này được nhiều người biết đến gắn với tên một tỷ phú nông dân có biệt danh: "Hải gà Tây”…

7-Gà Nòi- Gà người ta nuôi cá độ, chính là giống gà tốt. Tuy nhiên đề có một loại gà đá thật sự, việc chăm sóc vô cùng quan trọng, nhất là việc cho ăn .

Khi Gà bắt đầu vào chế độ chiến phải tuyệt đối cẩn thận và lưu ý đến thức ăn của gà. Thóc (Lúa) hạt đãi sạch vỏ chấu sau đó ngân với nước từ 8 – 12 giời rồi xả nước để ráo, trộn thóc với men tiêu hóa và các loại viatamin khoáng chất mua tại hiệu thuốc thú y theo liều lượng chỉ dẫn gà ăn. Nước uống ngày cho gà uống 2 lần vào buổi sáng và buổi tối trước khi gà đi ngủ, mùa đông không cho uống nước vì trong thóc ngâm đã có lượng một nước nhất định. Khi đã cho gà vào chế độ chiến rồi là tối kỵ có mỡ thừa và trong cơ thể nhiều nước. Sáng sớm cho gà ăn thóc đến chiều cho ăn rau xanh hoặc giá đỗ, tối trước khi đi ngủ cho gà ăn thóc xong thì cho gà uống nước để sáng ra tiêu hóa hết thóc trong bầu diều. Một tuần cho gà uống 2 – 3 viên thuốc bổ nhóm B như là viên nén tổng hợp, thêm ít thịt cá nấu chín (Chú ý tránh cho ăn nhiều quá làm gà tăng cân) và một vài nhánh tỏi tươi giúp cho gà tiêu hóa tốt cũng như tránh được gió má. Giá của những con gà chiến thường rất cao từ một hai triệu đến hàng chục triệu đống.

8-Gà Đòn

Gà Đòn hay còn gọi là gà không cựa, hoặc cựa mọc không dài, chỉ lú ra như hạt bắp, là loại gà cổ trụi, chân cao, cốt lớn dùng để đá chân trơn hoặc bịt cựa. Gà Đòn được chia ra hai loại rõ rệt. Đó là loại gà mã lại (còn gọi mã mái) và gà mã chỉ. Gà này lớn con được dùng theo thuật đá đòn bịt cựa. Danh từ "gà đòn” phát xuất từ miền Trung đựơc dùng để gọi riêng loại gà đá đòn bằng quản và bàn chân. Ngày nay danh từ gà đòn đã được công chúng dùng một cách rộng rãi để gọi chung các loại gà nòi đấu ở trường gà đòn trong đó có những loại gà miền nam có cựa dài và biết xử dụng cựa.

Ở miền Trung, đá gà là thú tiêu khiển của người lam lũ, khi hết mùa đồng áng mới bắt tay vào việc chơi gà. Bởi lẽ tiền bạc khó kiếm nên dân miền Trung thích chơi gà đòn, – một độ dầu ăn hay thua cũng kéo dài suốt mấy giờ đồng hồ, có khi suốt ngày. Vì chuyên về gà Đòn nên dân miền Trung tuyển chọn cản gà khiến gà bị nín cựa, mọc chậm và ngắn. Nếu con nào có cựa mọc dài cũng sẽ bị cưa hoặc mài ngắn. Khi cựa mới lú cũng bị chủ gà bấm cựa khiến cựa bị tầy đầu, không lú ra đựơc.

Nói chung thì lối đá của gà Đòn khác hẳn gà Cựa. Gà Đòn dùng quản và bàn chân để quất. Gà Cựa thì dùng cựa để đâm. Cựa của gà đòn có gốc to và mọc rất chậm so với gà cựa. Gà Đòn chín tháng tuổi thì cựa cũng chỉ bằng hạt bắp.

9-Gà Cựa là lọai gà nhỏ và nhẹ hơn với bô lông phát triển đầy đủ và có cựa bén nhọn và dài. Gà cựa phát xuất từ miền Nam và được đa số người miền Nam yêu chuộng đá gà theo lối gà cựa. Nghệ thuật chơi gà cựa không được phổ thông ngòai miền Trung Phần và Bắc Phần. Theo truyền thống xa xưa thì gà cựa được thả cho đá với cựa tự nhiên mọc ra nhưng ngày nay các tay chơi đá gà cựa đã biến hóa và tháp cựa căm (cựa nhọn làm bằng căm xe), hay cựa dao cho các trận gà sanh tử. Những đặc điểm khác của gà cựa cũng khác nhiều khi so với gà Đòn

10- Gà Công Nghiệp

Là loại gà được nhập vào nước ta trong những năm gần đây như gà Lơ Go , gà Tây, gà Tam Hoàng.. những loại gà này to con, ăn nhiều chủ yấu là cám công nghiệp , lớn nhanh nhưng thịt không ngon bằng giống gà bản địa

Gà lơ go

Người ta nuôi gà để bán lấy tiền trang trải cho cuộc sống và để lấy trứng, làm thịt. Trong thời kỳ kinh tế khó khăn của những năm 80-90, nhà nhà đều nuôi loại gà Lơ Go để lấy thịt và lấy trứng, nếu nuôi tốt gà Lơ Go cho tỷ lệ đẻ trứng trên 80%. Trong các bữa tiệc tùng, giỗ chạp không thể thiếu thịt gà. Thịt gà được người ta chế biến ra nhiều món như thịt gà luộc, xé phay, gà gán, gà rô ti, nấu cháo....Nghe nói có đầu bếp chế biến ra từ 15 đến 19 món ngon từ một con gà. Toàn bộ con gà người ta đều sử hết, hầu như không bỏ tý nào. Lông gà để làm chổi, lòng gà để chế biến các món xào, xương thịt để ăn hay nấu cháo. Thịt gà ăn mát, bổ dưỡng, người bị cholesterol cao ăn thịt gà không sao.

                                                                   Sưu tầm







Xem thêm,xin mời vào trang Web:thienphuoc.com
Gửi bài về cho chúng tôi   Gửi link trang này   In   Lên trên   Trở về
Gởi cảm nhận - bình luận bài này
Tên người bình luận (*)  
Email (nhập hoặc không)  
Tiêu đề bình luận (*)  
Nội dung bình luận (*)    
Mã bảo mật (*)  
 
   
 
Trang viết của bạn đọc
20/2412  
Sắp xếp
Xem từ đến
Số bài / trang
CƠ THỂ CON NGƯỜI,CÓ THỂ BẠN CHƯA BIẾT HẾT (03-10-22 | 09:51)
NĂM HỔ NÓI CHUYỆN HỔ (29-09-22 | 09:44)
CẨN THẬN VỚI TỎI TRUNG QUỐC (02-09-19 | 14:45)
NĂM KHỈ NÓI CHUYỆN KHỈ (02-07-19 | 10:48)
NĂM CHÓ NÓI CHUYỆN CHÓ (02-07-19 | 10:05)
NĂM KỶ HỢI, NÓI CHUYỆN HEO (25-06-19 | 16:25)
Nắm Gà ,nói chuyện Gà (24-06-19 | 14:39)
NĂM CHÓ NÓI VỀ CHÓ (24-02-18 | 14:04)
Lãi vay quá cao-Sản xuất khó khăn (01-06-14 | 11:34)
Cho vay với lãi suất 3% của ngân hàng Đầu tư và Phát triển, cần nhân rộng (30-05-14 | 16:33)
NHẬT KÝ-MỘT NGÀY (02-09-13 | 16:47)
Vườn bí ngô khổng lồ (16-12-11 | 08:11)
BÀI VIẾT CỦA PHAN TÙNG SƠN (06-03-11 | 21:01)
Viết về một Sơ ở THIÊN PHƯỚC (10-02-11 | 15:41)
THƠ CỦA LÊ ĐỨC HIỀN (21-12-10 | 09:00)
bài của PHAN TÙNG SƠN (06-12-10 | 14:10)
Bài viết của một bạn đến thăm Thiên Phước (27-09-10 | 21:53)
Cảm nhận về THIÊN PHƯỚC (26-09-10 | 21:03)
BÀI CỦA QUỲNH PHƯƠNG VỀ THIÊN PHƯỚC (26-09-10 | 20:57)
Cảm nghĩ về Thiên Phước của bạn Lê Trần Vũ Luân (02-02-10 | 10:23)
Thông tin liên hệ
Đào Trường San
Chi Hội trưởng
ĐT: 090 380 9212
san92122003@yahoo.com
64 Trần Hưng Đạo, P7
Q.5, TP. Hồ Chí Minh
 


Hỗ trợ trực tuyến
Tin - Bài mới nhất