Từ 1/11/2022, Bộ Tài nguyên và Môi trường không còn 4 Tổng cục
Nghị định số 68/ 2022/ND-CP của
Chính phủ quy định nhiệm vụ, chức năng, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của
Bộ Tài nguyên và Môi trường có hiệu lực từ ngày 1/11/2022.
Trong
cơ cấu tổ chức mới của Bộ Tài nguyên và Môi trường không còn 4 Tổng cục
gồm: Tổng cục Môi trường, Tổng cục Địa chất và Khoáng sản, Tổng cục Quản
lý Đất đai, Tổng cục Biển và Hải đảo, chỉ có 1 Tổng cục là Tổng cục
Khí tượng Thủy văn.
Ngoài ra, nhiều đơn vị cấp cục, vụ mới được thành lập trực thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Cụ
thể Tổng cục Môi trường được tách ra, thành lập 3 đơn vị gồm: Vụ Môi
trường, Cục Bảo tồn thiên nhiên và Đa dạng sinh học, Cục Kiểm soát ô
nhiễm môi trường.
Tổng cục Đất đai được chia tách thành 3 đơn vị
gồm: Cục Đất đai, Cục Quy hoạch và Phát triển tài nguyên đất, Cục Đăng
ký và Dữ liệu thông tin đất đai.
Tổng cục Địa chất và Khoáng sản được chia tách thành hai đơn vị gồm: Cục Địa chất Việt Nam, Cục Khoáng sản Việt Nam.
Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam được thay bằng Cục Biển và Hải đảo Việt Nam.
Với cơ cấu tổ chức mới, Bộ Tài nguyên và Môi trường có 27 đơn vị trực thuộc.
Quy định mới về Cấp chứng chỉ thẩm tra viên an toàn giao thông đường bộ
Chính phủ ban hành Nghị định số 70/2022/ND-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực đường bộ.
Theo
đó, Nghị định sửa đổi, bổ sung quy định về "Cấp chứng chỉ thẩm tra viên
an toàn giao thông đường bộ" (sửa đổi, bổ sung khoản 3 Điều 12d - đã
được sửa đổi, bổ sung tại khoản 2 Điều 1 Nghị định số 64/2016/NĐ-CP) như
sau:
Trình tự, cách thức thực hiện thủ tục cấp chứng chỉ:
Cơ
sở đào tạo có nhu cầu nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua hệ thống bưu chính
hoặc qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến đến Cục Đường bộ Việt Nam
(thay vì Tổng Cục Đường bộ Việt Nam).
Cục Đường bộ Việt Nam tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ:
Đối
với trường hợp nộp trực tiếp: Sau khi kiểm tra thành phần hồ sơ, nếu
đúng quy định thì tiếp nhận ngay hồ sơ; nếu không đúng quy định, hướng
dẫn trực tiếp cho cơ sở đào tạo đã nộp hồ sơ để hoàn thiện hồ sơ;
Đối
với trường hợp nộp qua hệ thống bưu chính: Nếu hồ sơ chưa đầy đủ theo
quy định, chậm nhất sau 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, phải có
văn bản hướng dẫn cho cơ sở đào tạo đã nộp hồ sơ để hoàn thiện hồ sơ.
Nghị
định 70/2022/NĐ-CP bổ sung thêm quy định: Đối với trường hợp nộp qua hệ
thống dịch vụ công trực tuyến: Nếu hồ sơ chưa đầy đủ theo quy định,
chậm nhất sau 02 ngày làm việc kể từ ngày cơ sở đào tạo kê khai và nộp
hồ sơ, phải có văn bản hướng dẫn cho cơ sở đào tạo đã nộp hồ sơ để hoàn
thiện hồ sơ.
Cục Đường bộ Việt Nam tiến hành thẩm định hồ sơ, nếu
đủ điều kiện, cấp chứng chỉ cho từng học viên (có kết quả thi đạt yêu
cầu) có tên trong Tờ trình của cơ sở đào tạo; trường hợp không cấp chứng
chỉ, phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.
Việc trả chứng chỉ được thực hiện tại Cục Đường bộ Việt Nam hoặc thông qua dịch vụ bưu chính theo yêu cầu của cơ sở đào tạo.
Nghị định này có hiệu lực thi hành từ 1/11/2022.
Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giáo dục và Đào tạo
Nghị định số 86/2022/ND-CP ngày
24/10/2022 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ
cấu tổ chức Bộ Giáo dục và Đào tạo có hiệu lực từ 1/11/2022.
Theo
đó, Bộ Giáo dục và Đào tạo là cơ quan của Chính phủ, thực hiện chức năng
quản lý nhà nước đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, trung
cấp sư phạm, cao đẳng sư phạm, giáo dục đại học, giáo dục thường xuyên
về: mục tiêu, chương trình, nội dung, phương pháp giáo dục; quy chế thi,
tuyển sinh, đào tạo và văn bằng, chứng chỉ; phát triển đội ngũ nhà giáo
và cán bộ quản lý giáo dục; sách giáo khoa, giáo trình, tài liệu; cơ sở
vật chất và thiết bị trường học; bảo đảm chất lượng, kiểm định chất
lượng giáo dục; quản lý nhà nước về tiếng Việt và tiếng các dân tộc;
quản lý nhà nước các dịch vụ công thuộc phạm vi quản lý nhà nước của bộ.
Cơ cấu tổ chức của Bộ Giáo dục và Đào tạo gồm 28 đơn vị, tổ chức.