Chuyển giao công trình điện là tài sản công sang EVN
Nghị
định 02/2024/NĐ-CP ngày 10/1/2024 của Chính phủ về việc chuyển giao
công trình điện là tài sản công sang Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) có
hiệu lực từ 1/3/2024.
Công trình điện là tài sản công được chuyển giao theo quy định tại Nghị định này gồm:
1-
Công trình điện là tài sản công tại cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp
công lập, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân, cơ quan Đảng Cộng sản Việt
Nam, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức
chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề
nghiệp, tổ chức khác được thành lập theo quy định của pháp luật về hội
(tài sản công tại cơ quan, tổ chức, đơn vị);
2- Công trình điện là
tài sản công giao cho doanh nghiệp quản lý không tính thành phần vốn
nhà nước tại doanh nghiệp (tài sản công tại doanh nghiệp);
3- Công
trình điện thuộc dự án hạ tầng kỹ thuật được đầu tư bằng vốn nhà nước
do Ban Quản lý dự án, cơ quan, tổ chức, đơn vị làm chủ đầu tư (công
trình điện thuộc dự án hạ tầng kỹ thuật được đầu tư bằng vốn nhà nước);
4-
Công trình điện thuộc hạ tầng kỹ thuật sử dụng chung trong các dự án
khu đô thị, khu dân cư và dự án khác do chủ đầu tư phải bàn giao lại cho
Nhà nước theo quy định của pháp luật;
5- Công trình điện được xác
lập quyền sở hữu toàn dân có nguồn gốc ngoài ngân sách nhà nước (bao
gồm cả phần giá trị công trình điện tăng thêm do tổ chức, cá nhân đầu
tư, cải tạo, nâng cấp trên công trình điện hiện hữu của đơn vị điện lực)
do các tổ chức, cá nhân tự nguyện chuyển giao quyền sở hữu cho Nhà nước
Việt Nam thông qua Tập đoàn Điện lực Việt Nam theo hình thức không hoàn
trả vốn và đơn vị điện lực thống nhất tiếp nhận (công trình điện có
nguồn gốc ngoài ngân sách nhà nước);
6- Công trình điện được xác
lập quyền sở hữu toàn dân có nguồn gốc hình thành từ dự án đầu tư theo
phương thức đối tác công tư và được các bên thỏa thuận chuyển giao cho
đơn vị điện lực theo hợp đồng dự án theo quy định của pháp luật hoặc
được cấp có thẩm quyền quyết định giao cho đơn vị điện lực thực hiện
nhiệm vụ tiếp nhận (công trình điện được đầu tư theo phương thức đối tác
công tư).
Quy định mới về các cơ quan Thanh tra Tổng cục, Cục thuộc Bộ, Thanh tra Sở
Nghị
định số 3/2024/NĐ-CP ngày 11/1/2024 của Chính phủ quy định về cơ quan
thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành và hoạt động của cơ quan được
giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành có hiệu lực từ
1/3/2024.
Theo đó, 9 cơ quan Thanh tra Tổng cục, Cục thuộc Bộ gồm:
1. Thanh tra Cục An toàn bức xạ và hạt nhân.
2. Thanh tra Cục Bổ trợ tư pháp.
3. Thanh tra Cục Hàng hải Việt Nam.
4. Thanh tra Cục Hàng không Việt Nam.
5. Thanh tra Ủy ban Chứng khoán nhà nước.
6. Thanh tra Kho bạc Nhà nước.
7. Thanh tra Tổng cục Dự trữ Nhà nước.
8. Thanh tra Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp.
9. Thanh tra Tổng cục Thống kê.
Vị
trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Thanh tra Tổng cục, Cục thuộc
Bộ, nhiệm vụ, quyền hạn của Chánh Thanh tra Tổng cục, Cục thuộc Bộ, tổ
chức, hoạt động của Thanh tra Tổng cục, Cục thuộc Bộ được thực hiện theo
quy định của Luật Thanh tra, Nghị định số 43/2023/NĐ-CP, Nghị định này
và quy định khác của pháp luật có liên quan.
Các thanh tra sở
Ngoài
ra, Nghị định số 3/2024/NĐ-CP cũng quy định rõ các thanh tra sở được
thành lập theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 26 của Luật Thanh tra
gồm: Thanh tra Sở Công Thương; Thanh tra Sở Giao thông vận tải; Thanh
tra Sở Giáo dục và Đào tạo; Thanh tra Sở Kế hoạch và Đầu tư; Thanh tra
Sở Khoa học và Công nghệ; Thanh tra Sở Lao động - Thương binh và Xã hội;
Thanh tra Sở Nội vụ; Thanh tra Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
Thanh tra Sở Tài chính; Thanh tra Sở Tài nguyên và Môi trường; Thanh tra
Sở Thông tin và Truyền thông; Thanh tra Sở Tư pháp; Thanh tra Sở Văn
hoá, Thể thao và Du lịch hoặc Thanh tra Sở Văn hoá, Thể thao, Thanh tra
Sở Du lịch; Thanh tra Sở Xây dựng; Thanh tra Sở Y tế.
Tại những sở
không thành lập cơ quan thanh tra theo quy định thì Ủy ban nhân dân cấp
tỉnh quyết định thành lập Thanh tra sở căn cứ vào yêu cầu quản lý nhà
nước về ngành, lĩnh vực tại địa phương và biên chế được giao. Trường hợp
Thanh tra sở được luật quy định thì thực hiện theo quy định của luật và
văn bản hướng dẫn thi hành.
Nhiều chính sách ưu đãi, hỗ trợ đầu tư vào khu công nghệ cao
Nhiều
chính sách ưu đãi, hỗ trợ đầu tư vào khu công nghệ cao được quy định
tại Nghị định số 10/2024/NĐ-CP ngày 1/2/2024 của Chính phủ có hiệu lực
từ 25/03/2024.
Nghị định quy định khu công nghệ cao là địa bàn ưu
đãi đầu tư, được hưởng ưu đãi đầu tư áp dụng đối với địa bàn có điều
kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của pháp luật về
đầu tư.
Mức ưu đãi, hỗ trợ cụ thể đối với dự án đầu tư, các hoạt
động trong khu công nghệ cao được áp dụng theo quy định của pháp luật về
đầu tư, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, đất
đai, tín dụng và pháp luật có liên quan.
Ban quản lý khu công
nghệ cao và các cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm thực hiện các thủ
tục hành chính về đầu tư, doanh nghiệp, đất đai, xây dựng, môi trường,
lao động, thuế, hải quan và các thủ tục liên quan theo cơ chế một cửa,
một cửa liên thông theo quy định của pháp luật; hỗ trợ về tuyển dụng lao
động và các vấn đề có liên quan khác trong quá trình nhà đầu tư triển
khai hoạt động tại khu công nghệ cao.
Các dự án đầu tư và các hoạt
động tại khu công nghệ cao được ưu tiên tham gia các chương trình hỗ
trợ về đào tạo, tuyển dụng lao động; chương trình hỗ trợ hoạt động
nghiên cứu, ứng dụng công nghệ cao, chuyển giao công nghệ; chương trình
hỗ trợ phát triển các ngành công nghiệp công nghệ cao, phát triển công
nghệ cao trong nông nghiệp; hỗ trợ doanh nghiệp đổi mới sáng tạo, doanh
nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo; hỗ trợ vốn vay và các chương
trình hỗ trợ khác của Chính phủ, các bộ, ngành và địa phương.
Từ ngày 1/3: Tăng trần giá vé máy bay nội địa
Bộ
Giao thông vận tải vừa ban hành Thông tư số 34/2023/TT-BGTVT về sửa
đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 17/2019/TT-BGTVT của Bộ Giao
thông vận tải ban hành khung giá dịch vụ vận chuyển hành khách trên các
đường bay nội địa. Thông tư 34/2023/TT-BGTVT có hiệu lực từ ngày
1/3/2024.
Theo đó, Thông tư sửa đổi khung giá dịch vụ vận chuyển
hành khách hạng phổ thông cơ bản. Các đường bay có khoảng cách dưới 500
km có mức giá trần là 1.600.000 đồng/vé/chiều với đường bay phát triển
kinh tế - xã hội và 1.700.000 đồng/vé/chiều với các đường bay khác.
Các
nhóm đường bay còn lại chịu mức tăng giá từ 50.000 - 250.000
đồng/vé/chiều so với quy định cũ, phụ thuộc vào độ dài từng đường bay.
Cụ
thể, với đường bay từ 500 km đến dưới 850 km có mức giá trần là
2.250.000 đồng/vé/chiều (giá cũ là 2.200.000 đồng/vé/ chiều); đường bay
có khoảng cách từ 850 km đến dưới 1.000 km có giá vé tối đa là 2.890.000
đồng/vé/chiều (giá cũ là 2.790.000 đồng/vé/ chiều); đường bay từ 1.000
km đến dưới 1.280 km có giá trần là 3.400.000 đồng/vé/chiều (giá cũ là
3.200.000 đồng/vé/ chiều) và đường bay có khoảng cách từ 1.280 km trở
lên là 4.000.000 đồng/vé/chiều (giá cũ là 3.750.000 đồng/vé/chiều).
Mức
giá tối đa đã bao gồm toàn bộ chi phí hành khách phải trả cho một vé
máy bay, trừ thuế giá trị gia tăng và các khoản thu hộ cho cảng hàng
không (bao gồm giá phục vụ hành khách và giá đảm bảo an ninh hành khách,
hành lý; khoản giá dịch vụ với các hạng mục tăng thêm).
Theo CTT CP-intenet