CHÍNH SÁCH MỚI CÓ HIỆU LỰC TỪ THÁNG 5 NĂM 2023
-Công trình condotel được cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu
Có hiệu lực từ ngày 20/5/2023, Nghị định số10/2023/NĐ-CPđã
bổ sung khoản 5 Điều 32 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 quy
định về chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng có sử dụng vào
mục đích lưu trú du lịch theo quy định của pháp luật về du lịch trên
đất thương mại, dịch vụ như sau:
Đối với công trình xây dựng có
sử dụng vào mục đích lưu trú du lịch theo quy định của pháp luật về du
lịch trên đất thương mại, dịch vụ nếu đáp ứng đủ điều kiện theo quy định
của pháp luật về đất đai, pháp luật về xây dựng, pháp luật về kinh
doanh bất động sản thì được chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng
gắn liền với đất theo mục đích sử dụng đất thương mại, dịch vụ; thời hạn
sử dụng đất theo quy định tại khoản 3 Điều 126, khoản 1 Điều 128 của
Luật Đất đai. Chủ sở hữu công trình xây dựng chịu trách nhiệm trước pháp
luật về việc đáp ứng đủ điều kiện theo quy định của pháp luật về xây
dựng, pháp luật về kinh doanh bất động sản.
Việc chứng nhận quyền
sở hữu công trình xây dựng được thực hiện theo quy định. Việc thể hiện
thông tin về thửa đất trên Giấy chứng nhận phải đúng mục đích và thời
hạn sử dụng đất theo quy định của pháp luật.
-Từ 15/5/2023, Bộ Tài chính có cơ cấu tổ chức mới
Nghị định14/2023/NĐ-CPngày
20/4/2023 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ
cấu tổ chức của Bộ Tài chính có hiệu lực từ ngày 15/5/2023.
Theo
Nghị định, Bộ Tài chính là cơ quan của Chính phủ, thực hiện chức năng
quản lý Nhà nước về: tài chính - ngân sách, hải quan; kế toán; kiểm toán
độc lập; giá; chứng khoán; bảo hiểm; hoạt động dịch vụ tài chính và
dịch vụ khác thuộc phạm vi quản lý Nhà nước của Bộ; thực hiện đại diện
chủ sở hữu phần vốn Nhà nước tại doanh nghiệp thuộc bộ theo quy định của
pháp luật.
Cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính gồm 28 đơn vị thay vì có 29 đơn vị như quy định cũ.
Vụ
Chính sách thuế tiếp tục thực hiện chức năng, nhiệm vụ theo các quy
định pháp luật hiện hành cho đến khi Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
Quyết định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của
Cục Quản lý, giám sát chính sách thuế, phí và lệ phí.
-Điều chỉnh tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và bổ nhiệm, xếp lương giáo viên
Bộ
Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Thông tư số 08/2023/TT-BGDĐT sửa đổi,
bổ sung một số điều của các Thông tư số 01/2021/TT-BGDĐT,
02/2021/TT-BGDĐT, 03/2021/TT-BGDĐT, 04/2021/TT-BGDĐT quy định mã số,
tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và bổ nhiệm, xếp lương viên chức giảng
dạy trong các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông công lập. Thông tư có
hiệu lực thi hành kể từ ngày 30/5/2023.
Theo quy định mới tại
Thông tư 08/2023/TT-BGDĐT, Bộ Giáo dục và Đào tạo vẫn giữ nguyên quy
định giáo viên được bổ nhiệm hạng chức danh nghề nghiệp nào thì được xếp
lương theo hạng đó như hiện hành, tuy nhiên có sửa đổi, bổ sung một số
nội dung sau: Chỉ quy định một chứng chỉ chung đối với các hạng giáo
viên; quy định tiêu chuẩn về đạo đức nghề nghiệp chung cho các hạng chức
danh nghề nghiệp; không yêu cầu giáo viên tiểu học, trung học cơ sở
hạng I phải có trình độ thạc sĩ; thời gian giữ chức danh nghề nghiệp
giáo viên mầm non hạng III còn 3 năm; giáo viên không cần nộp minh chứng
đã thực hiện nhiệm vụ của hạng khi thực hiện bổ nhiệm hạng chức danh
nghề nghiệp mới.
Việc sửa đổi, bổ sung như trên sẽ giúp cho công
tác bổ nhiệm, xếp lương được thực hiện đơn giản hơn, tránh phát sinh
việc yêu cầu giáo viên cung cấp nhiều minh chứng không cần thiết.
Quy
định mới sẽ khắc phục được vướng mắc trong việc xếp lương giáo viên mầm
non và không có trường hợp giáo viên tiểu học, trung học cơ sở mới
tuyển dụng đang giữ hệ số lương 2,34, 2,67, 3,00 được bổ nhiệm hạng II
mới và chuyển xếp vào hệ số lương 4,00; bảo đảm thống nhất về quy định
thời gian giữ hạng giữa các cấp học và quy định của Bộ Nội vụ về thời
gian giữ ngạch cán sự, chuyên viên, chuyên viên chính.
-Tiêu chuẩn, điều kiện thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành văn hóa
Thông
tư 03/2023/TT-BVHTTDL của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định tiêu
chuẩn, điều kiện thi hoặc xét thăng hạng; hình thức, nội dung và xác
định người trúng tuyển trong kỳ xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp
viên chức chuyên ngành thư viện, di sản văn hóa, văn hóa cơ sở, tuyên
truyền viên văn hóa, nghệ thuật biểu diễn, điện ảnh và mỹ thuậtcó hiệu
lực thi hành kể từ ngày 15/5/2023.
Thông tư quy định, viên chức đáp ứng các tiêu chuẩn, điều kiện trên thuộc các trường hợp sau được dự xét thăng hạng:
Viên
chức giữ chức danh nghề nghiệp chuyên ngành nghệ thuật biểu diễn, điện
ảnh và chuyên ngành mỹ thuật được tặng danh hiệu "Nghệ sĩ nhân dân",
"Nghệ sĩ ưu tú" hoặc được tặng "Giải thưởng Hồ Chí Minh", "Giải thưởng
Nhà nước" về văn học nghệ thuật quy định tại điểm b khoản 4 của các Điều
4, 5, 8 và 9 Thông tư số 10/2022/TT-BVHTTDL quy định mã số, tiêu chuẩn
chức danh nghề nghiệp và xếp lương viên chức chuyên ngành nghệ thuật
biểu diễn và điện ảnh; tại điểm b khoản 4 của các Điều 4 và 5 Thông tư
số 09/2022/TT-BVHTTDL quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp
và xếp lương viên chức chuyên ngành mỹ thuật, được sử dụng một lần danh
hiệu hoặc giải thưởng để dự xét thăng hạng lên chức danh nghề nghiệp cao
hơn liền kề.
Viên chức chuyên ngành văn hóa hạng IV lên viên chức
chuyên ngành văn hóa hạng III: Đáp ứng các tiêu chuẩn, điều kiện tại
Thông tư này và là viên chức đang giữ chức danh nghề nghiệp chuyên ngành
văn hóa hạng IV.
-Quy định vật dụng thí sinh được mang vào phòng thi tốt nghiệp THPT
Thông
tư số 06/2023/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo sửa đổi, bổ sung một
số điều của Quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông có hiệu lực thi
hành từ ngày 9/5/2023.
Trong đó, quy định vật dụng thí sinh được
mang vào phòng thi theo Quy chế mới chỉ bao gồm "bút viết, bút chì,
compa, tẩy, thước kẻ, thước tính; máy tính bỏ túi không có chức năng
soạn thảo văn bản, không có thẻ nhớ; Atlat Địa lí Việt Nam đối với môn
thi Địa lí”.
-Quy chế đào tạo trình độ cao đẳng giáo dục mầm non
Thông
tư số 07/2023/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo về Quy chế đào tạo
trình độ cao đẳng ngành giáo dục mầm non có hiệu lực thi hành kể từ ngày
25/5/2023.
Theo Thông tư số07/2023/TT-BGDĐT, chương trình đào
tạo được xây dựng theo đơn vị tín chỉ, cấu trúc từ các môn học hoặc học
phần (gọi chung là học phần). Chương trình đào tạo thực hiện theo quy
định của Luật Giáo dục nghề nghiệp. Thủ trưởng các cơ sở đào tạo tổ chức
xây dựng, thẩm định và ban hành chương trình đào tạo của nhà trường,
bảo đảm khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học
đạt được sau khi tốt nghiệp trình độ cao đẳng nhóm ngành đào tạo giáo
viên theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Chương
trình đào tạo phải được công khai đối với sinh viên trước khi tuyển sinh
và khi bắt đầu khóa học; những thay đổi, điều chỉnh liên quan đến
chương trình đào tạo được thực hiện theo quy định hiện hành và công bố
trước khi áp dụng, không gây tác động bất lợi cho sinh viên.
-Chi mua tin trong xử phạt vi phạm hành chính tối đa 50 triệu đồng/vụ việc
Thông
tư số18/2023/TT-BTC của Bộ Tài chính quy định về thủ tục thu, nộp tiền
phạt, bù trừ số tiền nộp phạt chênh lệch, biên lai thu tiền phạt và
kinh phí từ ngân sách nhà nước bảo đảm hoạt động của các lực lượng xử
phạt vi phạm hành chính có hiệu lực từ ngày 5/5/2023.
Trong đó,
đối với xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, mức
chi mua tin của mỗi vụ việc không quá 10% số tiền xử phạt và tiền bán
tang vật, phương tiện tịch thu sung quỹ nhà nước (nếu có) và tối đa
không quá 50 triệu đồng.
-Tiêu chí cung cấp dịch vụ công trực tuyến trong thực hiện TTHC trên môi trường điện tử
Thông
tư 01/2023/TT-VPCP của Văn phòng Chính phủ quy định một số nội dung và
biện pháp thi hành trong số hóa hồ sơ, kết quả giải quyết thủ tục hành
chính và thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử có hiệu
lực từ ngày 25/5/2023.
Thông tư nêu rõ các tiêu chí để cung cấp
dịch vụ công trực tuyến trong thực hiện thủ tục hành chính trên môi
trường điện tử: Tiêu chí đối với dịch vụ công trực tuyến toàn trình
trong thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử; tiêu chí đối
với dịch vụ công trực tuyến một phần trong thực hiện thủ tục hành chính
trên môi trường điện tử; tiêu chí lựa chọn thủ tục hành chính được thực
hiện rà soát, xin đánh giá để cung cấp dịch vụ công trực tuyến.
-Tiêu chí phân loại phim và thực hiện hiển thị mức phân loại phim, cảnh báo
Thông
tư số 05/2023/TT-BVHTTDL của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định
tiêu chí phân loại phim và thực hiện hiển thị mức phân loại phim, cảnh
báo có hiệu lực từ ngày 20/5/2023.
Mức phân loại phim theo tiêu chí phân loại được xếp từ thấp đến cao như sau:
1. Loại P: Phim được phép phổ biến đến người xem ở mọi độ tuổi;
2. Loại K: Phim được phổ biến đến người xem dưới 13 tuổi với điều kiện xem cùng cha, mẹ hoặc người giám hộ;
3. Loại T13 (13+): Phim được phổ biến đến người xem từ đủ 13 tuổi trở lên;
4. Loại T16 (16+): Phim được phổ biến đến người xem từ đủ 16 tuổi trở lên;
5. Loại T18 (18+): Phim được phổ biến đến người xem từ đủ 18 tuổi trở lên;
6. Loại C: Phim không được phép phổ biến.
Tiêu chí phân loại phim
Tiêu chí phân loại phim bao gồm:
a) Tiêu chí về chủ đề, nội dung;
b) Tiêu chí về bạo lực;
c) Tiêu chí về khỏa thân, tình dục;
d) Tiêu chí về ma túy, chất kích thích, chất gây nghiện;
đ) Tiêu chí về kinh dị;
e) Tiêu chí về ngôn ngữ thô tục;
g) Tiêu chí về hành vi nguy hiểm, dễ bắt chước.
Nguồn: Intenet